Cây tắc với một hương vị, mùi thơm vô cùng hấp dẫn chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, về nguồn gốc, điều kiện sống và công dụng của loại cây này thì không phải ai cũng biết. Vậy nên trước khi đi vào phần hướng dẫn cách trồng cây tắc, hãy tìm hiểu sơ lược các thông tin này nhé!
Đôi nét về cây tắc
Nguồn gốc
Theo nhiều tài liệu ghi chép, cây tắc có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Sau đó nhanh chóng được du nhập khắp nơi trên thế giới với nhiều công dụng, như: làm cây cảnh trang trí, nguyên liệu nấu ăn – pha chế, dược liệu trị bệnh,…
Trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, cây tắc được trưng bày nhiều vào các dịp Tết với vai trò như biểu tượng của sự may mắn và sung túc. Bên cạnh đó, chức năng chữa các chứng bệnh như viêm họng, cảm ho,… của loại quả này cũng rất phổ biến.
Điều kiện sống
Cây tắc có thể thích nghi được với các loại đất trồng giàu mùn và thoát nước tốt như: đất thịt, đất pha cát,… Nhiệt độ lý tưởng cho sự sinh trưởng là 23 – 29 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 12 độ C hay cao hơn 40 độ C sẽ khiến cây khô héo, giảm năng suất và dần ngừng sinh trưởng.
Ngoài ra, dù là loài cây ưa ẩm nhưng do rễ cây tắc là rễ nấm, hấp thụ dinh dưỡng qua hệ nấm cộng sinh nên không chịu được sự ngập úng. Nếu ngập nước, đất thiếu oxy sẽ dẫn đến rễ cây dễ bị thối, chết cây. Cây tắc cũng không tiếp xúc được ánh sáng trực tiếp. Việc này làm cây mất nước, trái bị nám và sinh trưởng kém.
Công dụng
Tắc mang lại nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe của người dùng, chẳng hạn như:
- Giảm ho, điều trị đau họng: Trong những trái tắc có chứa tinh dầu với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm và loãng đàm. Nhờ đó, loại quả này mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc chữa ho và đau bụng.
- Chứa hàm lượng hoạt chất chống oxy hóa dồi dào như vitamin, chất khoáng,… Tạo ra các collagen, mô liên kết và tăng độ đàn hồi cho da. Những thành phần này còn giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể, duy trì làn da khỏe mạnh.
- Ngăn ngừa táo bón cũng như bảo vệ niêm mạc ở dạ dày tốt hơn. Với nguồn chất xơ quý báu, sử dụng tắc sẽ giúp hệ thống tiêu hóa được hoạt động tối ưu. Từ đó mà các vấn đề về niêm mạc, táo báo, đầy hơi, khó tiêu,… đều sẽ được ngăn ngừa và bảo vệ.
- Tinh dầu tắc là một dược liệu giúp thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả.
- Sử dụng tắc vừa giúp thanh lọc và ngăn chặn sự hình thành các chất béo có hại cho cơ thể, vừa tạo cảm giác no lâu, rất phù hợp cho việc ăn kiêng.
- Tắc cũng rất tốt trong việc bảo vệ thị lực mắt.
Hướng dẫn cách trồng cây tắc đơn giản tại nhà
Cách trồng cây tắc tại nhà không quá phức tạp, dưới đây là phương pháp trồng cây nhanh lớn, khỏe mạnh nhé.
- Bước 1: Đặt cây tắc giống ngay ngắn vào chậu, sau đó cho đất trồng vào và lấp kín đều quanh gốc cây. Nén đất thật chặt để cố định vị trí cây tắc, không được để lộ rễ cây trên mặt đất.
- Bước 2: Bạn nhớ chú ý đặt cây vào vị trí thích hợp với ánh sáng và nhiệt độ vừa đủ. Bạn có thể đặt chậu trong nhà hoặc ngoài sân vườn đều được nhưng phải đảm bảo điều kiện môi trường.
- Bước 3: Nhớ tưới đều cây bằng nước sạch. Lưu ý không được tưới quá nhiều, chỉ cần giúp cây nhận nước đều và ổn định là được. Trong thời gian đầu mới trồng, bạn nên tưới nước ngày 2 lần cho cây, sau đó khoảng 15 ngày thì bạn chỉ cần mỗi ngày 1 lần.
- Bước 4: Sau một tuần thì hãy bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Giai đoạn này bạn có thể thường xuyên cắt tỉa cây, bỏ đi những chiếc lá úa vàng để tạo dáng và cho cây phát triển tiếp tốt hơn.
- Bước 5: Nếu chăm sóc tốt, một cây tắc sau 1 – 2 năm sẽ thu hoạch được quả, khoảng 5 – 6 năm sẽ đạt năng suất thu hái cao nhất.
Lưu ý trồng và chăm sóc cây tắc tại nhà
Trồng cây tắc cần sự kiên trì, thường xuyên chăm sóc. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp quá trình trồng và chăm sóc cây tắc tại nhà nhanh lớn và khỏe mạnh hơn.
- Tưới nước: Cây tắc là loại cây ưa ẩm nên cần phải được tưới nước đều đặn. Nếu trời nắng gắt thì bạn nên tăng tần suất tưới lên và ngược lại nếu mưa nhiều thì có thể giảm. Lưu ý khi tưới cây tắc là phải đảm bảo đều cả lá và cây, không nên chỉ tưới mỗi chỗ gốc rễ.
- Ánh sáng: Để cây tắc phát triển nhanh và khỏe nhất, bạn cần phải đặt chậu cây ở vị trí thoáng mát, có ánh sáng vừa đủ không quá gắt cũng không quá râm. Trong giai đoạn đầu gieo trồng, để cây sinh trưởng tốt thì nên ưu tiên đặt cây ở ngoài vườn hơn là trong nhà.
- Dinh dưỡng: Định kỳ mỗi 2 tháng nên cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Trường hợp nếu bạn thấy đất trong chậu đã quá cằn cỗi thì hãy thay đất mới để đảm bảo cây sinh trưởng được tốt nhé!
- Phòng trừ sâu bệnh: Quan sát cây trồng thường xuyên để nếu có sâu bệnh thì bạn có thể kịp thời loại bỏ.
Việc tự trồng loại cây này không quá phức tạp nhưng cần nhiều thời gian, nếu bạn kiên trì thì chắc chắn kết quả thu hoạch sẽ rất tuyệt vời. Hy vọng nội dung bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn thành công tự trồng cây tắc – vừa mang lại may mắn vừa giúp bảo vệ sức khỏe.